Cách Cúng Giỗ Tổ Ngành May (Thợ May), Văn Khấn Linh Ứng

Châu á một lục địa sùng đạo bậc nhất thế giới ,thì việc thờ cúng tổ tiên là một việc rất quan trọng. Đối với những người làm ăn, việc mỗi ngành nghề khác nhau cũng sẽ có một ngày thờ cúng tổ nghiệp khác nhau. Việc tìm hiểu và thờ cúng vào những ngày này cũng mang một ý nghĩa rất quan trọng. Sau đây là một số thông tin về ngành may và ngày giỗ tổ ngành may 12/12 âm lịch. Cùng sieuthituivai.com tìm hiểu nhé!

giỗ tổ ngành may

 

Những điều cần biết về giỗ tổ nghề thợ may

Giỗ tổ ngành may hay giỗ tổ nghề thợ may là một phong tục là một ngành không quá xa lạ đối với chúng ta rồi. Dệt may là một trong những hoạt động công nghiệp có từ xưa nhất của con người. Trong thời kỳ cổ đại, may dệt cũng tùy thuộc vào thổ nhưỡng và sinh hoạt kinh tế, người ta sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau như: lông cừu, sợi bông, len và lá cây.

giỗ tổ ngành may

Giỗ tổ ngành may là gì?

 

Nhất là với những kiểu may truyền thống như thêu và dệt thì bây giờ lại trở nên càng đáng quý, tồn tại ở nước ta cũng rất lâu đời. Đến ngày nay vẫn tồn tại và phát triển không ngừng, bây giờ còn phổ biến thêm các kiểu nhà máy công nghiệp sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại. Các kỹ thuật may dệt đã nhanh chóng đạt mức độ tinh vi, có khi thành cả nghệ thuật, vì thế các làng nghề truyền thống cũng trở nên trân quý.

Lịch sự phát triển ngày giỗ tổ ngành may 

Sự ra đời của ngành may

Vào năm 1987, ngành dệt may công nghiệp được hình thành và phát triển tại Việt Nam. Lần đầu tiên xuất hiện nhà máy dệt Nam Định là một bước ngoặc lớn cho sự thành công sau này của ngành may tại nước ta. Sau đó lần lượt là các nhà máy khác ra đời như: Nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Dệt Vĩnh Phú, Công ty May Thăng Long, Công ty May Chiến Thắng, Công ty May Nam Định, Công ty May Đáp Cầu,…

Từ năm 1976, ngành dệt may bắt đầu xuất khẩu sang các nước thuộc khối kinh tế Đông Âu. Năm 1979, Việt Nam đã mở rộng loại hình hợp tác này sang các quốc gia khác như Hungari, Tiệp khắc và Đông Đức. Năm 2007, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

cách giỗ tổ ngành may

Sự xuất hiện của ngày giỗ tổ ngành may

Ý nghĩa của ngành may đối với xã hội rất lớn, từ việc giữ ấm, làm đẹp, tiện lợi. Cho đến đóng góp một phần kinh tế quan trong cho cả nước, đem đến rất nhiều việc làm cho người dân. Vậy nên ngày giỗ tổ nghề may xuất hiện và nổi lên thịnh hành.

Theo thần tích đền thờ tổ nghề may thì hằng năm vào ngày 12/12 âm lịch. Là ngày mà mọi người thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ. Đến tổ nghiệp ngành may vì đã có công lưu truyền thủ nghệ. Thật ra để xác định tổ nghiệp là ai thì cũng rất khó. Nhưng mà ở Hội An thì bà Nguyễn Thị Sen chính là một vị tổ nghề lớn nhất của ngành này.

Tham Khảo: các mẫu túi vải không dệt đẹp tại Siêu Thị Túi Vải

Nguồn gốc

Lưu truyền rằng bà Nguyễn Thị Sen là một người xinh đẹp, nết na, giỏi giang trong việc trồng dâu, dệt vải, thêu thùa. Bà còn là một trong năm vị hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng, được phong là Tứ Phi Hoàng Hậu. Khi ở hoàng cung, bà là người quản lý may mặc của hoàng triều. Truyền dạy và đào tạo cho đông đảo các cung nữ may được các trang phục.  Trang trọng và tiện lợi của hoàng triều lúc bấy giờ.

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng bị gian thần mưu sát, bà dẫn theo con mình về quê mình. Ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây. Chỉ dạy lại cho người dân ở đó từng đường kim mũi chỉ về kĩ thuật thêu dệt. Từ đó ngành may được truyền lại từ đời này qua đời sau. Sau khi bà mất vào ngày 12/12 âm lịch thì mọi người đã lập đền thờ, suy tôn là vị Đức Thánh Tổ Nghề. Và đã lấy ngày đó làm ngày giỗ tổ ngành may tại nước ta.

giỗ tổ ngành may

Bà tổ ngành may

Thường thì vào ngày giỗ tổ ngành may người ta hay cúng vào buổi sáng. Vị trí bàn cúng thì hay được đặt tại nơi sạch sẽ, rộng rãi, gần máy may. Trên mâm cúng thì tùy vùng miền khác nhau thì sẽ có các món khác nhau.  Như: hoa, trái cây, vịt, gà, heo, rượu, trầu cau, nước.

Còn đối với những làng nghề lâu năm như quê hương bà Trạch Xá (Hà Nội) và Hội An (Quảng Nam). Ở đây, lễ cúng cũng sẽ được tổ chức trang trọng và cầu kỳ hơn. Chẳn hạn như: mâm ngũ quả, hoa lay ơn, đèn cầy, gạo, muối, trà, bánh chưng/ bánh tét, chả lụa, giấy cúng.

văn khấn cúng giỗ tổ nghề may

Nguồn gốc của ngày giỗ tổ ngành may

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ ngành may

Thờ cúng người sáng lập nghề may – Nguyễn Thị Sen là một truyền thống tốt đẹp của người Việt để thế hệ mai sau tỏ lòng thành kính, biết ơn người sáng lập nghề may. Bạn cũng có thể lập một bàn thờ tại nhà để tưởng nhớ tổ tiên nghề may. Tế lễ được thực hiện vào các ngày tết, ngày thánh và ngày giỗ..

Lễ giỗ tổ ngành may được tổ chức hàng năm, mục đích là để tưởng nhớ người thợ may đã khai sinh ra nghề may và mở mang kiến ​​thức nghề nghiệp cho mọi người. Đồng thời cầu nguyện những phước lành nghề may giúp việc kinh doanh của bạn được thuận lợi, bán được quần áo đắt tiền, tránh được mọi rủi ro, phát đạt, thịnh vượng.

Hướng dẫn cách cúng tổ nghề ngành may bằng bài văn khấn

Để cúng tổ nghề may thì mọi người cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết và làm theo những hướng dẫn sau đây. Sau khi chuẩn bị mâm cúng xong, người chủ hay là người được yêu cầu. Đại diện lên thắp nhang phải ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm, lên trước bàn thờ cúng. Tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho công việc năm nay của mình thuận lợi, thịnh vượng. Nếu muốn thành tâm hơn, còn có thể đọc thêm văn khấn cúng tổ nghề như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ……………

Cư ngụ tại………

Hôm nay là ngày 12 tháng chạp năm …………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén nhang hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề MAY.

Con cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề MAY thương xót cho tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông.

giỗ tổ ngành may

Văn khấn giỗ tổ ngành may

Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc ta. Ngày cúng tổ nghề không chỉ thể hiện ra sự biết ơn và lòng thành kính của chúng ta. Đối với người đã có công sáng lập, lưu giữ và phát triển. Mà còn để cầu mong các tiền bối có thể phù hộ giúp đỡ chúng ta làm ăn phát đạt, gặp may mắn trong công việc.

>Xem thêm các thông tin liên quan về ngành may tại siêu thị túi vải<<<

Một số câu hỏi thường gặp khi cúng giỗ tổ ngành may

Các lễ vật trong mâm cúng?

Mâm cúng giỗ thợ may gồm có một cành hoa, một con gà, một chén rượu, một đĩa trầu cau và một chén nước. Ngoài ra có thể sử dụng 5 loại trái cây cúng to nghề may để thực hiện nghi lễ này.

Giỗ tổ nghề thợ may là ngày nào?

Ngày Giỗ tổ nghề may là ngày 12/12 Âm Lịch hàng năm.

Ai là bà tổ của nghề thợ may?

Người sáng lập nghề may là Nguyễn Thị Sen, người đã tạo dựng và phát triển nghề may.

Nghề thợ may xuất phát từ đâu?

Quê quán bà tổ nghê may ở thôn Trạch Xá, thôn Hoa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Ai sẽ chủ trì buổi lễ giỗ tổ nghề may?

Trong ngày giỗ nghề, người chủ tế thường là người lớn tuổi, có đạo đức cao và kính trọng nghề.

Vậy là bạn đã biết giỗ tổ thợ may ngày mấy, nó rất quan trọng đối với ngành may. Vì vậy đối với những người làm trong ngành nghề may, dù là công ty, xí nghiệp, nhà máy hay xưởng cũng đừng quên ngày đặc biệt này nhé, 12/12 âm lịch, giỗ tổ ngành may. Ngoài ra, ngày giỗ tổ thợ may hay bài cúng giỗ tổ thợ may là phong tục rất đáng để kế thừa và phát huy nó rộng rãi hơn.

Bật Mí Cách Sửa Máy May Không Ăn Chỉ Ai Cũng Làm Được